Bệnh vảy nến có lây qua tiếp xúc không?

Nhiều người cho rằng bệnh vảy nến là bệnh ngoài da có thể lây nhiễm thông qua tiếp xúc và chính vì vậy, không ít người bệnh vảy nến bị kì thị xa lánh. Vậy bệnh vảy nến có lây qua tiếp xúc không? Bệnh vảy nến lây qua đường nào? Một số thông tin hữu ích sau sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc này.

Bệnh vảy nến là bệnh về da thường gặp ở nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới. Bệnh phát sinh do sự quá sản của lớp tế bào sừng. Triệu chứng bệnh vảy nến ban đầu là sự xuất hiện của những quầng đỏ, trên có lớp vảy trắng như giọt nến, chúng chồng lên nhau và dày lên rất khó chịu, gây mất thẩm mỹ. Bạn có thể nhận diện được chúng ở nhiều dạng khác nhau như: vảy nến ở da, vảy nến ở móng, vảy nến ở khớp, vảy nến thể mủ, vảy nến da đỏ toàn thân,…

Bệnh vẩy nến có lây qua tiếp xúc không
Bệnh vẩy nến có lây qua tiếp xúc không

Đây là bệnh về da mãn tính và thường hay tái phát nên ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngay, tâm lý bệnh nhân.

Bệnh vảy nến có lây không?
Bệnh vảy nến với các biểu hiện tổn thương da trông đáng sợ khiến nhiều người né tránh, ngại tiếp xúc với người bệnh do sợ lây nhiễm. Nhưng đây là suy nghĩ sai lầm khi các nghiên cứu chứng minh, bệnh vảy nến không lây nhiễm. Do đó, nếu bạn đang thắc mắc: Bệnh vảy nến có lây qua tiếp xúc không? Thì câu trả lời là KHÔNG.

Nguyên nhân gây bệnh vảy nến được xác định do một số yếu tố sau đây:

+ Do di truyền: Đây được xem là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh vảy nến ở đa số bệnh nhân. Các thống kê cho thấy: Khoảng 30% bệnh nhân có yếu tố gia đình (cha, mẹ, anh chị em ruột hoặc họ hàng trực hệ); 70% các cặp song sinh cùng mắc. Và các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng: các kháng nguyên HLAW6, B13, B17, DR7 liên quan đến vẩy nến da và khớp.

+ Do rối loạn miễn dịch: Ở một số trường hợp, một số tế bào miễn dịch thay vì tấn công các yếu tố lạ xâm nhập vào cơ thể như: vi khuẩn, virus,… thì lại tác động vào chính biểu bì da, khiến các tế bào này bị chết đi nhanh chóng.

+ Do nhiễm khuẩn: Thường gặp nhất ở trẻ em, do chăm sóc da, vệ sinh da không sạch sẽ và không đúng cách làm tăng khả năng nhiễm khuẩn mắc bệnh.

+ Do thuốc: Một số loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn đó là bệnh vảy nến như: chẹn beta kéo dài, lithium, corticoid,…

+ Do stress: Tâm lý căng thẳng, áp lực công việc, học tập,… có thể khiến bệnh khởi phát, tái phát hoặc đột ngột tăng lên.

Qua đó có thể thấy rằng, cơ chế phát sinh bệnh vảy nến không liên quan gì đến việc tiếp xúc với người bị bệnh. Do đó bạn hoàn toàn có thể yên tâm chung sống, sinh hoạt hay tiếp xúc vNới họ.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *