Bệnh vảy nến diễn biến phức tạp và chưa có phương pháp nào chữa khỏi hoàn toàn, dứt điểm căn bệnh này. Những lời quảng cáo về bất cứ phương pháp chữa khỏi vẩy nến nào hoàn toàn chỉ là… “quảng cáo”… Cùng Sức Khỏe và Sắc Đẹp Hương.Vn tìm hiểu chi tiết nhé!
Bệnh vảy nến diễn biến phức tạp và chưa có phương pháp nào chữa khỏi hoàn toàn, dứt điểm căn bệnh này. Những lời quảng cáo về bất cứ phương pháp chữa khỏi vẩy nến nào hoàn toàn chỉ là… “quảng cáo”. Tuy nhiên, vì chứng bệnh này quá tai ác khiến cho không ít bệnh nhân vì hi vọng và khát khao khỏi bệnh đã tin vào những lời quảng cáo “có cánh”, theo đuổi điều trị vô tình khiến bệnh trở nên nặng hơn và còn đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm do điều trị sai cách.
Vậy phải làm thế nào để khống chế được căn bệnh vảy nến, liệu đã hết cách?
Nỗi thống khổ chỉ bệnh nhân vảy nến mới hiểu
Vẩy nến là bệnh ngoài da phổ biến trên khoảng 2% tổng số dân cư Việt Nam. Bệnh ít nguy hiểm tới tính mạng nhưng gây ảnh hưởng nặng nề tới tâm sinh lý, thẩm mỹ người bệnh. Các dấu hiệu lâm sàng trên da như các nốt đỏ, bong vẩy khiến cho người đối diện hay thậm chí là chính bản thân người bệnh thấy đáng sợ.
Người bệnh thì mặc cảm, người xung quanh thì tránh xa, kì thị vì nghĩ đây là căn bệnh truyền nhiễm hoặc kinh khủng như HIV, giang mai. Chính vì vậy mà người mắc bệnh vảy nến hay những người thân của họ cảm thấy vô cùng áp lực và luôn trông đợi tìm ra một phương pháp hiệu quả để chữa khỏi bệnh. Với tâm lý như vậy cũng khó trách việc người bệnh tin vào những lời quảng cáo khẳng định chắc nịch “chữa khỏi vảy nến hoàn toàn” đến từ nhiều nguồn khác nhau.
Mẹ của một bệnh nhi ở Hải Phòng cho biết, con chị chưa một lần nào được vui đùa một cách đúng nghĩa trong các hoạt động chung của cộng đồng, của chúng bạn cùng lứa tuổi. Bởi những nốt đỏ trên da của con khiến mọi người kinh sợ, từ chối cho con họ chơi cùng, từ chối cho con tham gia cùng đội với con họ, từ chối cho con xuống bể bơi…
Bạn bè con cũng vì thế mà xúm lại bắt nạt, tẩy chay con chị. Người làm mẹ nhìn thấy cảnh đấy không khỏi rơi nước mắt và cũng lo sợ con chị sau này sẽ bị ảnh hưởng tâm lý. Vì thế mà chị luôn nghe ngóng khắp nơi để mong con có tia hi vọng chữa khỏi bệnh.
(Tổn thương trên da do vảy nến khiến trẻ nhỏ chịu nhiều ảnh hưởng về tinh thần. Ảnh minh hoạ)
Bác N.T. Len (43 tuổi, Sóc Sơn, Hà Nội) cho biết, bác đã sống chung với căn bệnh này 13 năm, đồng nghĩa với 13 năm không có chồng bên cạnh. Chồng bác bỏ đi chỉ sau hơn 1 năm bác phát bệnh, hiện chỉ còn cô con gái ở cùng đang ở tuổi ăn học, trưởng thành. Thương mình rồi cũng thương con, sợ sau này nó cũng mắc bệnh như vậy rồi sợ vì bệnh của mình mà mọi người cũng xa lánh nó, chẳng quen được với ai. Suốt một thời gian dài chị đi chữa khắp trong nam ngoài bắc, uống không biết bao thuốc, cả Tây y cả Đông y của các thầy lang nhưng những vết loét vẫn không liền, liên tục tổn thương.
…
Chữa khỏi vảy nến hoàn toàn – chỉ là lời đồn thổi không căn cứ!
Đến nay y học chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây bệnh, nhưng bệnh được cho là khởi phát do có sự tương tác giữa yếu tố lỗi Gen số 6 và một số yếu tố bên ngoài. Mối tương tác này tạo ra sự rối loạn hệ thống miễn dịch của người bệnh, khiến hệ thống này bị kích thích, làm cho da tăng sản xuất vảy rất nhiều, rất nhanh. Bình thường khoảng 4 tuần da người sẽ thay mới một lần.
Những tế bào sừng đã chết khó có thể quan sát được bị chúng ta loại bỏ thông qua việc vệ sinh cơ thể hàng ngày. Nhưng ở người vảy nến, tốc độ sản xuất vảy nhanh gấp nhiều lần người bình thường khiến lớp da trước bong ra chưa hết thì lớp da sau đã tróc ra và tích tụ lại tạo ra vảy dày. Đặc biệt những vảy này lại là các tế bào “chưa chết hoàn toàn”, nó vẫn tồn tại nhân tế bào trong trạng thái hoạt động hoặc bán hoạt động. Kết hợp với quá trình viêm, làm cho da bị tổn thương và đỏ hồng lên, nhìn vào tạo cảm giác đáng sợ.
Chính vì nguyên nhân xuất phát căn bản nhất là do yếu tố gen nên bệnh không lây lan song cũng đồng thời là căn bệnh không thể điều trị khỏi dứt điểm hay có biện pháp điều trị dự phòng nào cho hiệu quả phòng ngừa hoàn toàn.
Thế nhưng thực tế cho thấy nhiều người bệnh lại không biết điều này, hoặc họ với tâm lý “có bệnh thì vái tứ phương” nên vẫn tin vào những lời quảng cáo sai lệch kia và đi khắp nơi để tìm thuốc chữa vảy nến.
Nhưng hiệu quả chẳng thấy đâu mà chỉ thấy bệnh ngày một nặng hơn, gây đỏ da toàn thân, da nổi mụn mủ, khớp dính lại. Đã có trường hợp vảy nến gây biến dạng và phá huỷ khớp không hồi phục được, một số khác thì nhiễm độc thuốc dẫn đến suy thận, đe doạ đến tính mạng.
Bệnh nhân vảy nến nên “sống chung” với bệnh như thế nào?
Tuy không thể điều trị khỏi hoàn toàn nhưng người bệnh vẫn cần điều trị để phòng ngừa bệnh tiến triển nặng và diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng đến khớp và thẩm mỹ. Quan trọng là người bệnh phải lựa chọn được phương pháp điều trị chính thống và đúng đắn thay vì tin vào những lời đồn đoán vô căn cứ hay sử dụng thuốc của những “lang vườn” không qua đào tạo y học bài bản, thảo dược không rõ nguồn gốc.
Ngoài các bệnh viện chuyên khoa lớn về da liễu điều trị vảy nến bằng các loại thuốc tân dược chứa nhiều thành phần dược chất có tác dụng chống viêm, chống nhiễm khuẩn tụ cầu vàng, kháng histamin, … để ngăn ngừa quá trình viêm đỏ da, tránh vi khuẩn xâm nhập da khi tổn thương khiến bệnh nặng hơn, loại bỏ cơn ngứa cho người bệnh. Ở những trường hợp nặng, thuốc được dùng theo liều toàn thân, tác động vào toàn bộ đường máu và các phản ứng sinh học bên trong cơ thể.
Ngăn ngừa sự tương tác tiêu cực giữa cơ địa và các yếu tố kích thích bên ngoài. Tuy nhiên, việc điều trị bằng các thuốc này hiện nay vẫn tồn tại rất nhiều nhược điểm, đặc biệt là tác dụng phụ mà thuốc ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá, bài tiết, khiến cơ thể có phần suy nhược. Hoặc trong trường hợp lạm dụng quá nhiều mà không có sự chỉ định của bác sĩ cũng khiến bạn bị ngộ độc dược chất mà dẫn đến suy thận.
Điều trị vảy nến bằng thuốc Đông y cho thấy nhiều ưu điểm, kiểm soát hạn chế các dấu hiệu bệnh, cải thiện cơ địa bằng cách bồi dưỡng cơ thể nâng cao sức đề kháng với các tác nhân xấu từ môi trường, không có tác dụng phụ. Tuy nhiên do nhiều thầy lang “giả” không có chuyên môn hoặc sử dụng dược thảo không rõ nguồn gốc, gây hậu quả xấu mà khiến cho nhiều người mất niềm tin vào Đông y.
Đứng trước thực trạng tiêu cực đó, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc đã thực hiện nghiên cứu và đưa ra công thức bài thuốc “Thanh bì Dưỡng can thang” chuyên trị các chứng bệnh da liễu mãn tính như vảy nến. Đây là cơ sở vốn đã nổi tiếng với các bài thuốc Nam qua nghiên cứu và kiểm định chất lượng đạt chuẩn cùng đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, đã và đang là địa chỉ tin cậy của hàng nghìn bệnh nhân trên khắp cả nước đến khám và điều trị chuyên sâu hoàn toàn bằng Đông y.
“Thanh bì Dưỡng can thang” cho hiệu quả điều trị vảy nến như thế nào?
“Thanh bì Dưỡng can thang” là bài thuốc Nam bao gồm thuốc ngâm rửa, thuốc bôi ngoài và thuốc uống trong, giúp điều trị toàn diện các vấn đề về lâm sàng cũng như căn nguyên gây nên vảy nến ở mọi lứa tuổi.
(Thanh bì Dưỡng can thang hiệu quả trong điều trị giảm và phòng ngừa tái phát vảy nến. Ảnh minh hoạ)
Thuốc ngâm rửa bao gồm các loại thảo dược trầu không, ích nhĩ tử, ô liên rô, mò trắng đã được phơi, sao khô và đóng gói dưới dạng túi tiện lợi cho mỗi lần bệnh nhân sử dụng để vệ sinh cơ thể cũng như vùng da bị bệnh mỗi ngày. Thuốc cho tác dụng ban đầu trong quá trình điều trị vảy nến, làm sạch vùng da nhiễm bệnh, loại bỏ nguy cơ nhiễm khuẩn nặng hơn, tụ cầu vàng ở các vùng da đang có tổn thương đồng thời loại bỏ lớp da nhiễm bệnh đã hình thành sừng hoá bao bên ngoài.
Sau khi lớp vảy sừng bên ngoài bị loại bỏ bởi thuốc ngâm rửa sẽ lộ ra phần da mỏng manh và dễ bị tổn thương. Lúc này thuốc bôi ngoài bao gồm các thành phần thảo dược Tang bạch bì, mật ong, bí đao, thiên mã hồ,… được áp dụng trực tiếp lên phần da đó, mang lại ác dụng bảo vệ ngăn ngừa vi khuẩn đồng thời giúp da giữ được độ ẩm tự nhiên.
Vừa là giúp sức khoẻ làn da được cải thiện vừa ngăn chặn tối ưu quá trình tăng sinh của tế bào thượng bì. Thuốc cho công dụng điều trị không kém phần hiệu quả so với các loại kem bôi tại chỗ chứa chất kháng viêm mạnh. Như của y học, hiện đại mà thành phần dược chất lại có chiết xuất tự nhiên, lành tính hơn khi áp vào vùng da mỏng, tổn thương.
Sử dụng thuốc uống trong điều trị vảy nến là điều bắt buộc ở mọi trường hợp bệnh nhân bị vảy nến. Không giống như tây y, thuốc uống liều mạnh chỉ được áp dụng trong trường hợp bệnh nặng bởi nó sẽ tác dụng thay đổi một số cơ chế sinh học của cơ thể, thuốc uống trong “Thanh bì Dưỡng can thang” là để bồi bổ cơ thể, điều trị các vấn đề gây nên tình trạng sức đề kháng suy giảm như huyết hư, huyết táo, phong nhiệt,…
Hiệu quả phòng ngừa bệnh tái phát kéo dài lâu ngày chính là nhờ vào phần lớn việc giải quyết các yếu tố này. Với 9 thể bệnh gây nên vảy nến, Trung tâm đã chỉ định ra các công thức bài thuốc nhất định, tuy nhiên về phần định lượng sẽ được bác sĩ khám và điều chỉnh theo lứa tuổi bệnh nhân, hoặc kết hợp để điều trị nhiều thể bệnh cùng lúc gây nên vảy nến.
Hiệu quả điều trị vảy nến với “Thanh bì Dưỡng can thang’ được Trung tâm ghi nhận đạt từ 1-5 năm sau 3 đến 5 tháng điều trị tuỳ vào tình trạng nặng nhẹ của bệnh và khả năng hấp thu thuốc của bệnh nhân.
Lưu ý cho bệnh nhân vảy nến
Ngoài việc sử dụng thuốc “Thanh bì Dưỡng can thang” theo đúng liệu trình chỉ định của bác sĩ chuyên khoa Y học cổ truyền tại Thuốc dân tộc, bệnh nhân vảy nến cần hết sức lưu ý một số vấn đề sau trong sinh hoạt hàng ngày để duy trì thời gian tái phát lâu nhất có thể.
– Trước tiên là vấn đề về tinh thần, tâm lý người bệnh vảy nến. Mặc dù bệnh gây ảnh hưởng rất xấu tới suy nghĩ của bệnh nhân tạo nên những áp lực vô hình, song người bệnh cần ghi nhớ, căng thẳng chính là con đường khiến vảy nến trở nặng một cách nhanh nhất. Mọi người cần phải biết chấp nhận, sống hòa bình với nó, đi khám định kỳ để kịp thời điều trị những đợt tái phát.
– Uống nhiều nước hơn, từ 2,5l mỗi ngày.
– Tắm mỗi ngày để loại bỏ vẩy bám trên da. Tránh nước quá nóng, xà bông quá mạnh làm da thêm khô ngứa. Lau da nhẹ nhàng tránh gây tổn thương thêm.
– Lưu ý giữ gìn sức khoẻ tránh các bệnh về viêm nhiễm.
– Ăn nhiều cá biển và rau xanh, giảm bớt khẩu phần thịt, đường và các chất cồn, chất kích thích.
Tổng kết
Bệnh vảy nến không thể chữa khỏi hoàn toàn mà bạn nên lưu ý. Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn nhé!
Trả lời