Thuốc và cách chữa bệnh á sừng ở tay chân và đầu

Bệnh á sừng thường phát triển ở các vị trí như tay chân và gây mất thẩm mỹ và khiến cho bệnh nhân tự ti.Do vậy việc tìm ra thuốc và cách chữa bệnh á sừng hiệu quả là mong mỏi của nhiều người bệnh. Biquyetchamsocda tìm hiểu chi tiết ở bài viết này nhé!

 Khi mắc bệnh á sừng, bệnh nhân sẽ có những biểu hiện bên ngoài da rất đặc trưng và dễ nhận biết như: Vùng da bị bệnh thô ráp, ửng đỏ và sưng tấy, bề mặt da bị nứt và có thể rướm máu khiến bệnh nhân đau đớn, lớp da bị tổn thương khi khô lại sẽ bong tróc thành từng mảng trắng lớn. Bệnh á sừng có thể xuất hiện ở nhiều nơi trên cơ thể, tuy nhiên vùng tay chân và đầu là những vị trí thường gặp nhất.

Phương pháp điều trị, chữa bệnh á sừng ở tay chân và đầu

Bệnh á sừng ờ tay chân và đầu
Bệnh á sừng ờ tay chân và đầu

Á sừng được xem là một căn bệnh viêm da dị ứng mãn tính và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Tuy vậy những cách chữa bệnh á sừng hiện nay như dùng thuốc Tây, dùng thuốc dân gian hay áp dụng chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý nếu được thực hiện tốt vẫn có thể giúp bệnh nhân giảm bớt triệu chứng và kiểm soát được căn bệnh này.

1. Thuốc chữa bệnh vảy nến á sừng theo Tây y

bệnh á sừng ở tay chân và đầu
Cách chữa bệnh á sừng ở tay chân và đầu

Sử dụng thuốc Tây là giải pháp hữu hiệu giúp bệnh nhân nhanh chóng dập tắt các triệu chứng bệnh trong giai đoạn cấp tính. Các loại thuốc được sử dụng trong điều trị bệnh vảy nến á sừng ở tay chân và đầu bao gồm:

Thuốc bôi ngoài da: Các thuốc này có tác dụng kháng viêm tại chỗ và làm giảm tình trạng sừng hóa của da. Các loại thuốc thông dụng nhất là Acid Salycilic, Gentrizone hay Fucicort. Các thuốc bôi ngoài da có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng không đúng cách, vì vậy bệnh nhân chỉ dùng thuốc khi có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.
Thuốc uống: Với những bệnh nhân bị bệnh nặng hoặc có biểu hiện viêm nhiễm lan rộng thì cần dùng đến thuốc kháng sinh theo đường uống để khống chế bệnh. Thuốc này có tác dụng toàn thân nên việc sử dụng thuốc cũng nên hết sức thận trọng, uống thuốc đủ thời gian và liều lượng bác sĩ chỉ định để tránh gây hiện tượng lờn thuốc sau này.

2.Cách chữa bệnh á sừng bằng thuốc dân gian

Bệnh á sừng ở tay chân và đầu
Bệnh á sừng ở tay chân và đầu

Bên cạnh thuốc Tây thì người bệnh nên tìm hiểu và áp dụng những bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh á sừng tay chân và đầu từ dân gian để nâng cao hiệu quả điều trị, rút ngăn thời gian sử dụng các thuốc tây có hại. Một số bài thuốc dưới đây sẽ giúp ích rất nhiều cho bệnh nhân:

– Bài thuốc số 1: Dùng lá lốt
Lấy 1 nắm là lốt đem rửa sạch và nấu nước ngâm và rửa vùng da bị á sừng 15 phút mỗi ngày. Cách này giúp giảm ngứa, làm mềm và loại bỏ các tế bào bị sừng hóa

– Bài thuốc số 2: Dùng chè xanh
Hái 1 nắm chè xanh còn tươi , rửa và ngâm qua nước muối pha loãng 10 phút để diệt khuẩn. Sau đó đem trà nấu với 2 lít nước ngâm rửa tay chân hoặc gội đầu. Áp dụng cách này vài ngày da sẽ bớt nứt nẻ và ngứa ngáy.

– Bài thuốc số 3: Dùng lá đinh lăng
Dùng lá huyết dụ và lá đinh lăng theo tỷ lệ 1:2 đem rửa sạch, cho vào nồi nấu cùng 600ml nước, khi nước trong nồi cạn còn khoảng 300ml thì cho 1 ít cam thảo vào nấu thêm 5 phút nữa. Gạn lấy nước thuốc chia 2-3 lần uống trong ngày, sau 5-7 ngày triệu chứng ngứa và nứt nẻ sẽ bớt hẳn.

3. Chế độ ăn uống sinh hoạt khắc phục bệnh

  • Dưỡng ẩm cho da: Thoa kem dưỡng ẩm cho vùng da bị á sừng hàng ngày sẽ giúp vùng da bệnh trở nên mềm mịn và đỡ ngứa hơn. Người bệnh nên chọn các loại kem chứa thành phần tự nhiên để không làm kích ứng da. Khi thời tiết hanh khô hoặc trở lạnh bệnh nhân cũng nên thoa kem dưỡng thường xuyên để ngăn ngừa tái phát bệnh.
  • Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đặc biệt là vùng da bị bệnh để tránh tình trạng bội nhiễm hoặc lây lan bệnh sang các vùng da lành.
  • Tránh để da tiếp xúc trực tiếp với các chất tẩy rửa như nước rửa  chén, xà bông…
  • Tăng cường ăn rau xanh và trái cây để bổ sung vitamin và khoáng chất giúp da khỏe mạnh và ít bị bệnh hơn.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, cà phê, thuốc lá. Tránh stress

Trên đây là các loại thuốc và cách chữa bệnh á sừng ở tay chân và đầu hiện đang được áp dụng. Người bệnh nên lạc quan phối hợp tốt với bác sĩ để nhanh chóng đẩy lùi bệnh tật.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *