Cách đối phó với bệnh chàm ở trẻ em và trẻ sơ sinh

Những dấu hiệu nhận biết trẻ đang bị bệnh chàm giúp cha mẹ nhanh chóng phát hiện con mình mắc bệnh. Các phương pháp chữa trị bệnh chàm giúp bé mau khỏi bệnh và hạn chế tái phát bệnh trở lại cha mẹ cần biết .Cùng Biquyetchamsocda.com tìm hiểu chi tiết ở bài viết này nhé!

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường rất dễ mắc bệnh chàm, đây là căn bệnh viêm da mãn tính có thể tái đi tái lại nhiều lần làm xuất hiện các vùng da đỏ thô ráp, bong vảy và gây ngứa ngáy. Dùng thuốc kết hợp với bôi kem dưỡng ẩm cùng việc chăm sóc bé đúng cách là những cách đối phó với bệnh chàm ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh.

Trẻ bị bệnh chàm co dấu hiệu gì?

Bệnh chàm ở trẻ em và trẻ sơ sinh
Bệnh chàm ở trẻ em và trẻ sơ sinh

Một số dấu hiệu dưới đây sẽ giúp cha mẹ nhận biết con mình đang bị chàm:

  • Trên da bé nổi nhiều mảng màu đỏ, khô hơn những vùng da khác
  • Nếu vùng da bệnh bị viêm thì da sẽ trở nên đỏ hơn và có bọng nước phía trong
  • Trẻ ngứa ngáy hay cào gãi ở vùng da bị bệnh
  • Vùng da bệnh dễ bị kích ứng nổi mảng đỏ rõ khi bé tiếp xúc với các chất có tính tẩy rửa mạnh như xà bông tắm, bột giặt…
  • Nếu trẻ bị bệnh lâu ngày thì vùng da bệnh sẽ trở nên khô sần và dày hơn, màu sẫm hơn do trẻ gãi ngứa gây tổn thương da.
  • Các vị trí bị bệnh thường là mặt , trán , đầu, dần dần bệnh có thể lan xuống phía dưới và có thể xuất hiện ở đầu gối , mặt trong của khuỷu tay, cổ tay…

Cách đối phó với bệnh chàm ở trẻ em và trẻ sơ sinh

Một số trẻ bị bệnh chàm do di truyền thì khó có thể trị dứt điểm được. Khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu bị bệnh cha mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay để được chữa bệnh sớm.Cách chữa trị bệnh eczema ở trẻ em và trẻ sơ sinh như sau:

Bệnh chàm ở trẻ em và trẻ sơ sinh
Bệnh chàm ở trẻ em và trẻ sơ sinh

– Dùng thuốc:

  • Bôi thuốc mỡ hoặc dùng kem steroid lên vùng da bị bệnh trong một thời gian. Trường hợp sau khi đã dùng các loại thuốc này mà bệnh  không đỡ thì cần phải dùng thuốc kháng histamin hoặc thuốc uống  steroid.
  • Trường hợp trẻ cào gãi nhiều gây viêm nhiễm thì cần cho trẻ dùng thêm thuốc kháng sinh dạng uống hoặc thoa
  • Việc dùng thuốc cho trẻ phải theo sự chỉ định của bác sĩ. Trong thời gian trẻ chữa bệnh cha mẹ cần đưa bé đi tái khám thường xuyên để bác sĩ theo dõi tình trạng bệnh và thay đổi loại thuốc cho phù hợp.

– Một số trẻ bị bệnh chàm do dị ứng thì cần xét nghiệm mau để tìm và loại bỏ được nguyên nhân gây dị ứng ở trẻ.
– Giữ vệ sinh cho trẻ bằng cách tắm cho bé hàng ngày. Khi tắm cho bé nên dùng xà phòng dành riêng cho trẻ em có tính dịu nhẹ để không làm da bé bị kích ứng,không chà mạnh vào vùng da bệnh của con.

– Cha mẹ cần giữ ẩm vùng da bị bệnh của bé bằng cách bôi kem dưỡng ẩm 2 lần 1  ngày sau khi bé được tắm rửa sạch sẽ, đồng thời cho bé uống nhiều nước để cung cấp độ ẩm cho da.
– Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát và chất liệu thấm hút mồ hôi tốt.
– Cắt móng tay cho trẻ thường xuyên và giữ cho bé không cào gãi nhiều làm vùng da bệnh bị trầy và dễ viêm nhiễm
– Tránh cho trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như bụi bẩn, phấn hoa, lông chó mèo hay thức ăn đã từng khiến bé bị dị ứng.

Kết luận

Trên đây là cách đối phó với bệnh chàm ở trẻ em và trẻ sơ sinh. Bạn có thể dễ dàng thực hiện theo các bước ở trên nhé

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *