Bệnh viêm da cơ địa và cách điều trị tốt nhất

Các tổn thương da kèm theo ngứa do bệnh viêm da cơ địa gây ra không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn tác động không nhỏ đối với sinh hoạt hàng ngày. Cùng tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng bệnh viêm da cơ địa và cách điều trị tốt nhất để biết cách ứng phó hiệu quả với bệnh ngoài da này. Cùng Biquyetchamsocda.com tìm hiểu chi tiết ở bài viết này nhé!

Bệnh viêm da cơ địa là gì?

Viêm da cơ địa là bệnh ngoài da, còn được gọi với nhiều tên gọi khác nhau như: bệnh chàm thể tạng, eczema, sẩn ngứa Besnier, Liken đơn dạng mạn tính,… Bệnh viêm da cơ địa có thể gặp ở cả nam giới lẫn nữ giới, ở nhiều độ tuổi khác nhau; nhưng chủ yếu ở trẻ nhỏ.

Viêm da cơ địa và cách điều trị
Viêm da cơ địa và cách điều trị

Theo các thông kê cho thấy: có tới 60% trẻ viêm da cơ địa phát bệnh trong năm đầu;  30% trong 5 năm đầu và chỉ có 10% phát bệnh từ 6-20 tuổi và rất hiếm gặp ở tuổi trưởng thành. Bệnh có thể biểu hiện dưới dạng cấp tính, bán cấp hoặc mãn tính.

Nguyên nhân gây viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa và cách điều trị
Viêm da cơ địa và cách điều trị

Chưa có kết luận chính xác về căn nguyên của bệnh, nhưng các nghiên cứu cho thấy bệnh phát sinh do có sự phối hợp giữa yếu tố di truyền, yếu tố môi trường và yếu tố bệnh lý (người mắc các bệnh dị ứng như: viêm mũi dị ứng, hen phế quản,…). Cụ thể là:

Do di truyền: Được xem là nguyên nhân nhân chính gây bệnh. Có đến 60% người bị viêm da cơ địa có con cũng bị bệnh này; đặc biệt, nếu cả bố mẹ đều bị viêm da cơ địa, tới 80% con sẽ mắc bệnh.

Do tiếp xúc với đồ vật gây ngứa: dây lưng, đồng hồ, các loại trang sức, phụ kiện,… cũng là điều kiện thuận lợi để phát bệnh.

Mắc bệnh khác, như: hen, viêm mũi dị ứng, các bệnh về gan (nóng gan, tổn thương gan,… khiến gan không thực hiện tốt chức năng giải độc của nó).

Do thức ăn: Một số người có cơ địa dị ứng với thức ăn, thường gặp là thức ăn lạ, hải sản, trứng, sữa, lạc, đậu tương,… là yếu tố nguy cơ để bệnh viêm da cơ địa biểu hiện.

Yếu tố môi trường: Môi trường ô nhiễm, chứa nhiều hóa chất độc hại hoặc thay tiết thay đổi thất thường cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Ngoài ra, việc vệ sinh da kém, uống không đủ nước hoặc sức đề kháng cơ thể kém, ăn nhiều thức ăn cay nóng,… cũng có thể gây ra căn bệnh ngoài da khó chịu này.

Triệu chứng bệnh viêm da cơ địa

Bệnh viêm da cơ địa biểu hiện bằng các tổn thương da, khô da, ban đỏ gây ngứa, tạo thành vòng tròn bệnh lý: ngứa-gãi-ban đỏ-ngứa, khiến da dày lên và có nguy cơ bội nhiễm cao.

Các thương tổn da thường xuất hiện ở mặt, trán, mặt gấp các chi, gáy, mi mắt, cổ tay, mu tay, mu chân, nhưng cũng có khi lan ra toàn thân nếu bệnh nặng.

Tùy từng giai đoạn mà có những triệu chứng nặng nhẹ như sau:

Cấp tính: Xuất hiện các đám da đỏ ranh giới không rõ, các sẩn và đám sẩn, mụn nước tiết dịch, không có vảy da. Da bị phù nề, chảy dịch, đóng vảy tiết; các vết xước do gãi tạo vết chợt, bội nhiễm tụ cầu tạo các mụn mủ và vảy tiết vàng.

Bán cấp: Các triệu chứng lui dần, da cũng không bị phù nề hay tiết dịch nữa.

Mãn tính: Da trở nên dày thâm, ranh giới rõ, liken hoá, gây ra các vết nứt đau (nếu gãi ngứa nhiều).

Cách điều trị bệnh viêm da cơ địa hiệu quả nhất

Có nhiều cách điều trị viêm da cơ địa khác nhau như: Dùng các bài thuốc dân gian, bài thuốc Đông y chữa viêm da cơ địa hay áp dụng phương pháp Tây y chữa trị.

Phác đồ điều trị bệnh viêm da cơ địa

– Chống khô da bằng các thuốc dưỡng ẩm.

– Dùng thuốc chữa viêm da cơ địa dạng bôi corticosteroid trong thời gian ngắn. Sau đó, duy trì bôi tacrolimus + dưỡng ẩm thời gian dài để tránh tái phát bệnh.

– Chống nhiễm tụ cầu bằng thuốc kháng sinh dạng bôi hoặc thuốc uống.

– Sử dụng kháng histamin chống ngứa.

Chữa bệnh viêm da cơ địa bằng bài thuốc dân gian

Viêm da cơ địa và cách điều trị
Viêm da cơ địa và cách điều trị

Ngoài ra, một số bài thuốc dân gian chữa viêm da cơ địa cũng có thể được áp dụng để chữa trị bệnh hiệu quả, giúp xử lý nhanh khi bệnh tái phát một cách an toàn. Bạn có thể tham khảo một số cách sau:

1. Dùng lá đơn đỏ trị viêm da cơ địa: Lấy khoảng 7-9 lá đơn đỏ tươi rửa sạch rồi cho vào nồi đất cùng 1 bát nước sạch đun sôi kĩ. Dùng nước thuốc này chia uống 2 lần trong ngày. Cần kết hợp dùng lá đơn đỏ nấu lấy nước tắm bên ngoài và lấy bã chà xát lên vùng da bị bệnh. Cảm giác ngứa ngáy khó chịu do bệnh gây ra sẽ được giải quyết hoàn toàn sau khoảng 5-7 ngày mà thôi.

2. Dùng lá khế chữa viêm da cơ địa: Lấy 1 nắm lá khế tươi đem rửa sạch rồi đem đun sôi, dùng nước này để ngâm rửa vùng da cần điều trị trong khoảng 20 phút. Hoặc tắm với nước lá khế, rang héo lá khế tươi chà xát chỗ bị viêm cũng có tác dụng điều trị bệnh viêm da cơ địa hiệu quả cao.

Bên cạnh đó, trong quá trình chữa trị viêm da cơ địa. Người bệnh cần lưu ý tránh chà xát, tránh gãi ngứa, tránh các chất gây dị ứng như đã nói ở trên, tránh dùng đồ len dạ và vệ sinh da sạch sẽ,…

Kết luận

Bệnh viêm da cơ địa và cách điều trị tốt nhất ở trên đã được chia sẻ đến bạn đọc. Hi vọng những thông tin này sẽ giúp bạn có được những kiến thức phù hợp nhé!

Nguồn: https://huong.vn

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *