Các triệu chứng bệnh chàm khô chàm tổ đĩa gây ra không ít khó chịu đối với người bệnh, đặc biệt bệnh rất dễ tái phát khi gặp điều kiện thuận lợi. Do đó, dùng thuốc trị bệnh chàm khô tổ đỉa hiệu quả nhất là điều bạn cần quan tâm. Chàm da hay còn gọi là viêm da là một bệnh ngoài da thường gặp, mọi độ tuổi và mọi giới đều có thể mắc phải. Tùy theo đặc điểm mà người ta chia bệnh chàm da thành: chàm da mỡ, chàm khô, chàm sữa, chàm tổ đĩa,… Cùng Biquyetchamsocda tìm hiểu chi tiết nhé!
Nguyên nhân gây ra bệnh chàm da
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh chàm da, tuy nhiên bệnh phát sinh và phát triển thường có sự kết hợp giữa yếu tố cơ địa và các yếu tố dị ứng:
1. Bệnh chàm do là do cơ địa
Các thống kê cho thấy, một số trường hợp bệnh nhân mắc bệnh viêm da có sự ảnh hưởng của yếu tố di truyền. Nếu tiền sử gia đình có người mắc bệnh chàm hoặc mắc hen suyễn thì những đời sau dễ mắc phải căn bệnh ngoài da này hơn.
Ngoài ra, người mắc bệnh viêm xoang, xơ gan, viêm đại tràng, viêm tai xương chũm, các bệnh về thận, rối loạn nội tiết,… dễ mắc bệnh chàm hơn.
2. Bệnh chàm da do dị ứng nguyên
Đó có thể là các hóa chất như: xi măng, thuốc nhuộm, nguyên liệu làm cao su, sơn xe, dầu mỡ, than đá, phân hóa học, thuốc sâu,… Hay vi khuẩn, nấm, siêu vi; hoặc có thể là thức ăn,…
Một số loại thuốc hay gây phản ứng như: thuốc tê, sunfamid, chlorocit, penicillin, streptomycin, thủy ngân,… cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh này.
Triệu chứng bệnh chàm da khô và chàm tổ đĩa
*Với bệnh chàm tổ đĩa:
Trước khi xuất hiện các mụn nước trong suốt, người bệnh sẽ thấy có cảm giác nóng ngứa, vị trí thường gặp đó là các rìa ngón tay, ngón chân hay lòng bàn tay bàn chân. Những mụn nước này có thể nhỏ, nằm đơn lẻ hoặc lớn tạo thành mảng gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Nếu càng gãi thì càng ngứa nhiều hơn. Sau đó, các mụn nước đục bắt đầu khô, bong vảy tạo thành các lỗ nông sâu sần sùi và có màu hồng.
*Với bệnh chàm khô:
Thường gặp và nặng hơn vào mùa đông, thời tiết khô hanh. Tại vùng da bị chàm dễ nhận thấy chúng thường khô sần, kèm theo cảm giác ngứa ngáy gây đỏ da; nếu nặng da bị tróc vảy, nứt nẻ và chảy máu,…
Thuốc trị bệnh chàm khô tổ đỉa hiệu quả nhất
Điều trị bệnh chàm chủ yếu với mục đích làm giảm triệu chứng ngứa ngáy đem lại cảm giác thoải mái cho người bệnh, đồng thời ngăn chặn nguy cơ nhiễm trùng da. Có thể sử dụng các bài thuốc dân gian, thuốc Đông y hay Tây y để chữa trị bệnh chàm khô, chàm tổ đĩa.
1. Dùng bài thuốc Đông y
*Thuốc uống:
Dùng củ kim cang, huỳnh kỳ, sâm đại hành, đẳng sâm mỗi thứ 15 g; thổ phục linh, kim ngân hoa, vỏ núc nác (hay hoàng bá), phòng phong, bồ công anh: mỗi thứ 10 g. Tất cả cho vào ấm thêm 600ml nước đem sắc kĩ còn khoảng 200ml là được. Chia nước thuốc uống nhiều lần trong ngày, mỗi ngày dùng 1 tháng cho đến khi các triệu chứng bệnh cải thiện hoàn toàn.
*Thuốc ngâm rửa:
Dùng ngải cứu 50 g, xà sàng tử 20 g, kinh giới 10 g, vỏ núc nác 50 g, phèn xanh 5 g. Tất cả các vị trên cho vào nồi thêm 3-4 lít nước đem đun sôi khoảng 10 phút. Chờ nước nguội bớt dùng ngâm, rửa vùng da bị bệnh.
2. Dùng thuốc Tây y
*Thuốc bôi:
Tùy từng giai đoạn bệnh mà các loại thuốc bôi điều trị bệnh chàm là khác nhau:
– Giai đoạn cấp tính:
Tẩm liệu tại chỗ bằng nước muối sinh lý, thuốc tím 1% Jarish, nước ép hoa quả (dưa gang, bí đao, rau má, lá khế) sau đó ta dùng một trong các loại dung dịch màu để chống nhiễm khuẩn và giảm xuất tiết : Eosin, Milian, Nitrat bạc 0,25% -2%.
– Giai đoạn bán cấp:
Dùng dạng kem như kem Corticoide, kem kháng sinh, hồ Brocq, dầu kẽm,…
– Giai đoạn mạn: Thuốc mỡ corticoide, mỡ salycylé, hắc ín, ichtyol.
*Thuốc uống:
– Dùng thuốc có tác dụng an thần, chống ngứa như:
+ Kháng Histamin: peritol, dimedrol, chlopheniramin, trexyl, allerry, astelong, histalong, hismanal.
+ An thần : diazepam, seduxen.
– Dùng thuốc giải mẫn cảm: Vitamin C liều cao 1 đến 2gam/ ngày.
– Dùng vitamin liệu phòng: vitamin D2, A, B2, B6, P, PP, F.
3. Dùng bài thuốc dân gian
– Dùng khoảng 50g lá đào tươi đem rửa sạch rồi giã nhỏ đắp vào vùng da bị chàm tổ đỉa, để trong vòng 30 phút thì bạn tháo ra để thoáng không cần rửa lại với nước. Thực hiện 2 lần/ ngày sẽ khỏi bệnh.
– Dùng cỏ nhọ nồi tươi rửa sạch rồi đem giã nát lấy nước cốt rồi thêm một chút nước khuấy đều. Bôi nước cốt cỏ nhọ nồi vào các chỗ bị chàm cho đến khi hết hẳn. Mỗi ngày bôi 2-3 lần.
– Dùng lá móng tay khoảng 100g đem sắc với 1 lít nước trong khoảng 10 phút. Đợi nước nguội đem ngâm vết thương mỗi ngày 2 lần.
Ngoài ra, trong quá trình chữa trị người bệnh cần tránh tắm rửa nhiều với nước nóng và xà phòng; không tiếp xúc trực tiếp với chất tẩy rửa, như nước rửa chén, hóa chất; không ăn các thức ăn gây kích thích, dị ứng như rượu bia, thức ăn chua cay, cá biển, tôm cua; tránh cào gãi chỗ ngứa; có thể bôi kem dưỡng ẩm để làm mềm da trong trường hợp da khô ráp,…
Trên đây là một số cách và thuốc trị bệnh chàm khô tổ đĩa hiệu quả bạn có thể tham khảo. Tuy nhiên, tùy từng trường hợp cụ thể, với dạng bệnh chàm nào, đối tượng mắc bệnh là người lớn hay trẻ em mà dùng thuốc và liều lượng khác nhau. Do đó, cách tốt nhất là bạn nên thăm khám và nhờ sự tư vấn của bác sĩ trước khi áp dụng một cách chữa nào để tránh nguy hại có thể xảy ra.
Để lại một bình luận