Nguyên nhân bệnh chàm bội nhiễm là gì? Bệnh chàm bội nhiễm có biểu hiện như thế nào? Làm sao để điều trị căn bệnh này? Tổng hợp các thông tin về bệnh chàm bội nhiễm giúp người bệnh nhanh chóng nhận diện được bệnh nhằm có cách điều trị kịp thời và biết cách phòng ngừa bệnh tái phát. Cùng Biquyetchamsocda.com tìm hiểu chi tiết ở bài viết này nhé!
Chàm bội nhiễm là tình trạng phản ứng quá mức của da với các yếu tố kích thích bên trong lẫn bên ngoài cơ thể. Một số người có cơ địa dị ứng, người có làn da khô, điều kiện vệ sinh kém, sức đề kháng yếu rất dễ trở thành đối tượng của căn bệnh này. Bệnh gây ngứa ngáy khó chịu và có thể dẫn đến nhiễm trùng máu nguy hiểm cho tính mạng người bệnh. Do vậy người bệnh cần tìm cách điều trị căn bệnh này triệt để ngay từ khi bệnh mới khởi phát.
Các nguyên nhân gây bệnh chàm bội nhiễm
Bệnh chàm bội nhiễm được cho là có liên quan đến những yếu tố dưới đây:
– Yếu tố cơ địa: Những người có cơ địa dị ứng, trong gia đình từng có người mắc căn bệnh này thường có nguy cơ mắc bệnh chàm bội nhiễm cao.
– Do bệnh lý trong người: Trong cơ thể xuất hiện các yếu tố kích thích kèm theo tình trạng bệnh lý đang mắc phải như viêm mũi dị ứng, viêm xoang, viêm dạ dày, bệnh thận…Lúc này bệnh chàm bội nhiễm rất dễ khởi phát.
– Do da bị kích ứng, dị ứng với các tác nhân bện ngoài như bụi bẩn, phấn hoa, hóa chất, khói bụi…
– Điều kiện vệ sinh kém là yếu tố thuận lợi để căn bệnh này xuất hiện
– Bệnh chàm bội nhiễm cũng thường xảy ra ở những người có làn da khô, người có sức đề kháng kém.
Biểu hiện của bệnh chàm bội nhiễm
Người bị chàm bội nhiểm thường có các biểu hiện nhận dạng sau:
- Vùng da bị bệnh viêm đỏ và rất ngứa
- Da có thể bị trầy xước và nứt do cào gãi nhiều
- Vùng da bị bệnh có thể khô lại rồi bong ra hoặc là chảy dịch nước, một số vùng da bệnh trông rất khô cằn
Cách điều trị bệnh chàm bội nhiễm
Việc điều trị bệnh chàm bội nhiễm chủ yếu giúp làm giảm các triệu chứng là chính. Các phương pháp thường được sử dụng là:
- Bôi kem thuốc steroid trực tiếp bên ngoài vùng da bị bệnh
- Nếu bệnh nhân bị chàm có chảy dịch thì có thể vệ sinh, sát trùng vùng da bị bệnh bằng dung dịch thuốc tím pha loãng sau đó bôi các loại thuốc như xanh Methylene, màu đỏ Eosine, màu tím Gentian..
- Trường hợp vùng da bị bệnh khô, nứt nẻ cần bôi thêm kem dưỡng ẩm để làm mềm vùng da này, một số nguyên liệu tự nhiên như dầu dừa, dầu ô liu có khả năng dưỡng ẩm cho da một cách an toàn người bệnh nên sử dụng.
- Một số loại thuốc chống ngứa, giảm đau, xoa dịu thần kinh, thuốc kháng sinh, thuốc chống dị ứng…cũng được chỉ định cho bệnh nhân tùy vào triệu chứng người bệnh gặp phải, tình trạng bệnh và tuổi tác của họ.
- Trong quá trình điều trị, bệnh nhân lưu ý tránh để cơ thể thay đổi nhiệt độ một cách quá đột ngột; Kiêng các thực phẩm và đồ uống có tính kích thích và gây dị ứng như tôm, cua, hải sản, cà phê, đồ uống có cồn…;Không dùng mỹ phẩm, đeo trang sức; Hạn chế để da tiếp xúc trực tiếp với hóa chất, xà bông, chất tẩy rửa; Giữ cho tâm lý luôn được thoải mái; Bôi kem dưỡng ẩm thường xuyên và kiên trì sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ đến khi trị dứt điểm bệnh.
Bệnh chàm bội nhiễm có diễn tiến rất phức tạp và thường phải kết hợp nhiều loại thuốc khác nhau cùng lúc nên bệnh nhân không được tự ý mua thuốc về nhà điều trị. Khi phát hiện mình mắc bệnh hãy tới bệnh viện khám để các bác sĩ hướng dẫn cách điều trị bệnh thích hợp nhất.